Lời cảm tạ Lễ dâng hương, tọa đàm về Thân thế sự nghiệp Thượng thư Đào Hữu Ích
LỜI CẢM TẠ!
Chúng tôi, Ban gia tộc Hậu duệ Danh
nhân Đào Hữu Ích, cảm kích khi được biết Đoàn “Ban Lịch sử và Ban Doanh nghiệp họ
Đào Việt Nam” đã đứng ra tổ chức các cuộc đi dâng hương, tọa đàm về các
bậc tiền nhân, nhằm làm rạng danh, tưởng nhớ, ghi ơn, tri ân các Danh nhân họ
Đào.
Ngày 9/10/2022, tại xã Sơn Bằng -
Hương Sơn - Hà Tĩnh, Đoàn đã tổ chức buổi Dâng hương, rồi Tọa đàm sôi nổi về gốc tích, cuộc đời và sự nghiệp, di tích và
hậu thế, cùng các kiến nghị về Danh nhân Đào Hữu Ích (Trước đó, ngày 8/10, đoàn tới dâng hương và Tọa đàm về Trạng nguyên Đào
Tiêu tại Yên Hồ - Đức Thọ).
Ban gia tộc Hậu duệ Danh nhân Đào
Hữu Ích trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Ban Lịch sử cùng Ban Doanh nghiệp
họ Đào Việt Nam và Đảng Ủy, UBND, HĐND xã Sơn Bằng đồng tổ chức và tài trợ kinh
phí;
- Ông Bùi Nhân Sâm - Bí thư huyện ủy,
chủ tịch HĐND cùng các Lãnh đạo và các phòng ban chức năng của huyện Hương Sơn;
- Các nhà chuyên môn lịch sử: Nhà
sử học Lê Văn Lan, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (KHLS), Hội KHLS Hải Phòng;
- Các tác giả của các tham luận và
bài phát biểu;
- Các tổ chức, cá nhân đã gửi lẵng
hoa đến Nhà thờ, Kính dâng lên Danh nhân Đào Hữu Ích: Ban Lịch sử họ Đào Việt
Nam, Ban Doanh nghiệp họ Đào Việt Nam, họ Đào - Phố Châu, Hội KHLS Việt Nam, Hội
KHLS Hải Phòng, Hội KHLS Hà Tĩnh, họ Đào tại TP. Hà Tĩnh, Truyền Hình VTV1, CLB
Doanh nhân họ Đào, Trăm họ Việt Nam, hậu thế Đào Xuân Cơ - Giám đốc bệnh viện Bạch
Mai…
- Các hậu duệ của: Thủy tổ Đào
Đăng Đệ - Trung Bằng, Khai cơ hầu Đào Doãn Thắng - Thịnh Bằng, Quận công Đào Viết
Hòa - Phố Châu, Trạng nguyên Đào Tiêu - Đức Thọ, tiền nhân Đào Trọng Mốc - Đức
Thọ...;
- Cùng các Khách quý, truyền hình
VTV1, truyền hình Hương Sơn…
khi biết tin và tới Dâng hương, Tọa
đàm về Danh nhân Đào Hữu Ích. Trong quá trình đón tiếp, nếu có sơ suất, Chúng
tôi xin được lượng thứ!
Xin Cảm tạ!
BAN GIA TỘC
HẬU
DUỆ CỦA DANH NHÂN ĐÀO HỮU ÍCH
Đào Phi Hùng, Đào Duy Sính, Đào Việt Hồng
(Đã ký)
Sơn Bằng, ngày 11 tháng 10 năm 2022.
Ghi chú: Đính kèm là Danh sách các bài tham luận/phát biểu, tóm tắt thông tin buổi tọa đàm và một số hình ảnh.
I. DANH SÁCH CÁC BÀI
THAM LUẬN/PHÁT BIỂU
1. Lịch sử và truyền thống xã Sơn Bằng - Bà Uông Thị Kim Yến, Bí thư, Chủ tịch xã Sơn
Bằng
2. Thượng thư Đào Hữu Ích, một danh sĩ Lam Hồng, một vị quan
tài đức – Chị Đồng Thị Hồng Hoàn, trưởng
đoàn Hội KHLS Hải Phòng
3. Một vị quan yêu nước, thương dân như thế – Ông Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội KHLS Hà
Tĩnh
4. Ân nghĩa Cụ Thượng Đào với Người dân Hương Sơn – Ông Trần Anh Nam, Trưởng phòng Văn hóa Thông
tin huyện Hương Sơn
5. Di ti tích và hậu thế - Ông Đào Duy Sính, tộc trưởng của Danh nhân Đào Hữu Ích
6. Danh nhân Đào Hữu Ích – Chị Trịnh Hà, Viện sử học Việt Nam (gửi bài tham luận)
7. Những điểm mới về Danh nhân Đào Hữu Ích - Ông Đào Thanh Anh, hậu duệ Danh nhân Đào Hữu
Ích.
8. Phát biểu của Nhà sử
học Lê Văn Lan:
Trích đoạn phát biểu “Thời
thế tạo anh hùng – anh hùng sinh thời thế”, chữ " thời" ở đây ứng vào
cụ Đào Hữu Ích một cách trọn vẹn. Thời của cụ là 1 thời cực kỳ khó khăn của đất
nước. Vua Tự Đức băng hà năm 1883, để lại
một giang sơn rối bời, ngoại bang đô hộ. Cụ là một trong những người được
chọn ra để ghé vai gánh vác. Chữ “thời” ở đây, cụ đã vận dụng rất sáng tạo,
nương theo, tỏa được các ảnh hưởng, các giá trị của mình, để giúp cho thế sự. Rất
khó nhưng “Cụ Thượng Đào” đã làm được.
Điều đáng nói, làm
quan ở các miền đất nước nhưng Cụ vẫn đau đáu 1 nỗi niềm và đến lúc từ quan về
với quê nhà, cụ hết lòng vì dân, giúp đỡ dân, thương yêu dân, cưu mang dân. Khi
người dân Hương Sơn gặp khó khăn, chính nhờ cụ chở che mà thoát khỏi tai ương,
thảm sát”.
9. Phát biểu của: Doanh nhân Đào Trung Quân – trưởng đoàn CLB Doanh nhân Họ Đào Việt Nam, Ông Hồ Thái Sơn – PCT UBND huyện Hương Sơn.
II. TÓM TẮT THÔNG TIN
TẠI BUỔI TỌA ĐÀM
1. Thượng thư “lòng dân” Đào Hữu Ích: một
trọng thần triều Nguyễn, một danh sĩ Hồng Lam, tài đức xuất chúng, yêu nước,
thương dân, có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, đặc biệt với người dân Hương
Sơn:
- Vị
quan tài năng, đức độ: Triều đình trọng dụng và giao nhiều trọng trách,
phong thưởng huân chương “Minh Nghĩa Bội Tinh”; là cử nhân nhưng triều đình coi
trọng như Tiến sỹ khi tiến cử làm Chủ khảo thi Hương tại trường thi Thừa thiên
(Huế) (vị trí thường dành cho Tiến sỹ, lịch
sử trước đó, ở Hà tĩnh mới có Nguyễn Công Trứ mới được như vậy)… Khi thực
dân pháp cai trị toàn cõi nước nhà, triều đình đề bạt Ông làm quan Tổng đốc hàm
Chánh nhị phẩm, nhưng ông từ chối và cáo lão về quê bởi Ông không muốn làm tay
sai cho thực dân Pháp;
- Giàu lòng yêu nước: Ông tiếp tế hỗ
trợ phong trào Cần Vương (Phan Đình Phùng/tướng Cao Thắng lãnh đạo); khi phong
trào Cần Vương thoái trào, ông mưu trí cứu thoát được nạn thảm sát, tù đày cho
những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia Cần Vương ở Hương Sơn nói riêng
và vùng Nghệ Tĩnh nói chung; ông dân vận khiến việc xây dựng cảng Do Hải – Quảng
Trị thất bại, nên kiềm chế được việc thực dân chở tài sản, khoáng sản ra nước
ngoài..;
- Thương dân hết mực: Người dân yên ổn
nơi ông trị nhậm; ông tấu trình và xin Vua miễn giảm sưu thuế cho dân nơi bị
thiên tai; nhiều lần giúp đỡ người dân Hương Sơn tránh được tai ương, áp bức;
cũng như đứng ra tổ chức xây dựng các công trình an sinh, văn hóa ở quê nhà…
2. Di sản
- Nhà thờ góp công trong trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm cho huyện Hương Sơn;
- Nhà thờ có kiến trúc Nghệ thuật triều Nguyễn tinh xảo, nhiều
kỷ vật giá trị văn hóa cao, được bảo tồn gần như vẹn nguyên;
- Hậu duệ noi gương cố gắng và đã có những thành tích nhất định;
- Năm 2007, di tích được xếp hạng cấp tỉnh; năm 2015, Di
tích được xếp hạng cấp Quốc gia.
3. Kiến nghị tại buổi
Tọa đàm
- Phục hồi cổng, lối vào, khuôn viên như thuở ban đầu, thuận
lợi cho khách quan quan (Không gian thuở xưa là 5000 mv, nhưng nay chỉ còn 600
mv);
- Tôn tạo khu mộ;
- Đặt tên đường tại Thành phố Hà Tĩnh cũng như những con đường
ở tỉnh/thành khác với tầm vóc Quốc gia.
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
BUỔI BUỔI DÂNG HƯƠNG VÀ TỌA ĐÀM